Đến dự Hội thảo có đồng chí Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Nam; đồng chí Nguyễn Hồng Quang, UVBTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thị Thu Lan, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Trần Nam Hưng, UVBTV, Bí thư thành ủy Tam Kỳ; đồng chí Lê Minh Đức, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh, Chủ trì Hội thảo; đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, 18 huyện, thị, thành phố trong tỉnh và Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa, giảng viên Trường Chính trị tỉnh.

Đồng chí Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh phát biểu chí đạo Hội thảo
Tại hội thảo, Đồng chí Lê Minh Đức, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh khẳng định công tác đánh giá cán bộ là khâu đầu, trọng trong công tác cán bộ, làm cơ sở cho các khâu khác, có vai trò rất quan trọng, có đánh giá đúng, mới bố trí và dùng đúng người, nhưng đây là khâu rất khó, vì đánh giá toàn diện người cán bộ cả phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, chuyên mỗn nghiệp vụ, năng lực công tác, hay nói cách khác là đánh giá cả một con người. Vì vậy, hội thảo lần này được sự quan tâm của Thường trực Tỉnh ủy, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị địa phương trên địa bàn tỉnh đóng góp ý kiến, tham luận, thảo luận. Ban tổ chức Hội thảo nhận được 24 tham luận của các quan, đơn vị, địa phương tham gia hội thảo với nhiều cách tiếp cận khác nhau như: Kết quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá cán bộ; kinh nghiệm từ việc tổ chức đánh giá cán bộ ở địa phương, đơn vị; thực trạng và một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác đánh giá công tác đánh giá cán bộ, công chức tại một số cơ quan đơn vị; đổi mới cách đánh giá cán bộ ở Quảng Nam hiện nay; công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đánh giá cán bộ hằng tháng theo Công văn số 915 ngày 05/4/2022 của Ban Thường vụ Tinh uỷ; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hiếu và đánh giá đúng cán bộ trong giai đoạn hiện nay; khó khăn, bất cập trong đánh giá cán bộ… Qua tham luận của các đơn vị tại hội thảo cho thấy: các vấn đề được trình bày đã tập trung nghiên cứu co bản đảm bảo đúng văn bản hướng dẫn của cấp trên về công tác đánh giá cán bộ; quan tâm nhiều khía cạnh khác nhau đối với công tác đánh giá cán bộ, từ lý luận, đến thực tiễn, kết quả, hạn chế, nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị. Qua đó làm rõ vai trò cấp uy, cơ quan, đơn vị trong quy trình triển khai, tổ chức thực hiện công tác đánh giá cán bộ tại cơ quan, đơn vị, địa phương; những bất cập, hạn chế, thuận lợi cũng như các giải pháp mới để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá cán bộ hiện nay.

Đồng chí Lê Minh Đức, Hiệu trưởng TCT tỉnh phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Nam đồng chí Lê Văn Dũng nhấn mạnh: Đánh giá đúng cán bộ sẽ bảo đảm việc sử dụng đúng người, đúng việc, có kế hoạch đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ, phát huy năng lực, trách nhiệm cán bộ trong thực tiễn công tác; nâng cao hiệu quả công việc của cơ quan, địa phương và đơn vị. Ngược lại, nếu đánh giá cán bộ không toàn diện, không thấy hết các nội dung, quan tâm các tiêu chí, đánh giá sai cán bộ không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân cán bộ mà còn làm giảm uy tín và hiệu quả công tác của địa phương, cơ quan, đơn vị, giảm lòng tin của người dân với Đảng. Tỉnh Quảng Nam, trong những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh đã rất quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác cán bộ vẫn bộc lộ những hạn chế, chưa theo kịp với thực tiễn, vẫn còn nhiều khâu yếu, bất cập, trong đó có công tác đánh giá cán bộ. Đồng chí Lê Văn Dũng cho rằng hội thảo lần này có ý nghĩa quan trọng, góp phần chúng ta có cái nhìn toàn diện cũng như đề ra giải pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá cán bộ của tỉnh trong thời gian đến. Đồng thời mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác đánh giá cán, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp trong hệ thống chính trị của địa phương có đủ phẩm chất, năng lực, uy tin, thực hiện tốt công việc được Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó; đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo nhiều sở, ban, ngành, địa phương tham gia trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm đánh giá cán bộ đảm bảo tính khách quan, toàn diện, công tâm; phương pháp xử lý những tình huống thường gặp trong công tác đánh giá cán bộ; cách khắc phục tình trạng công tác cán bộ; các tiêu chí lựa chọn cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Đẩy mạnh dân chủ hóa công tác đánh giá cán bộ, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ; hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi công vụ; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Sử dụng kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ cho người được đánh giá và cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị biết, giám sát và tiếp tục tham gia vào quá trình đánh giá cán bộ; nâng cao năng lực cơ quan, bộ phận tham mưu về công tác cán bộ, bảo đảm việc đánh giá cán bộ phải thật sự công tâm, khách quan, toàn diện, thực chất; cần khắc phục đánh giá theo hình thức, giản đơn; nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình của mỗi cá nhân trong đánh giá…

Đồng chí Đoàn Xuân Phú, Phó Hiệu trưởng, phát biểu Tổng luận bế mạc Hội thảo
Tổng luận Hội thảo, đồng chí Đoàn Xuân Phú, Phó Hiệu trưởng TCT tỉnh nêu một số vấn đề được Hội thảo trao đổi, thảo luận làm rõ và cần quan tâm để nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp, tổ chức đảng đối với công tác đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn chức danh đối với từng vị trí lãnh đạo, quản lý; phát huy năng lực của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác cán bộ; người lãnh đạo, người làm công tác tổ chức cán bộ phải có tầm nhìn, tư duy đổi mới, sáng tạo; xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác nhận xét, đánh giá cán bộ; các cấp ủy, cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện đánh giá hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức; đánh giá cán bộ phải dựa trên mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian; tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công vụ; cấp ủy các cấp cần quan tâm hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc khảo sát, đánh giá cán bộ để khắc phục tình trạng đánh giá cán bộ một cách chung chung, hình thức, cảm tính, chủ quan, hoặc nể nang, né tránh.